Tinh hoa đúc đồng Việt: Đẹp - Sang Trọng - Đẳng Cấp
Showroom: 66 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội
Chi nhánh: 879 Trường Chinh - Tân Phú - Tp.HCM
-Khách hàng cá nhân-
-Dự án, bán buôn-
Tượng Bác Hồ Bán Thân Bằng Đồng Đỏ Cao 1M2 - Đồ Đồng Hoàng Gia là một bức tượng Bác có kích thước lớn, được gia chủ chọn đặt tại không gian hội trường lớn, giúp mang lại sự uy nghiêm và vẻ đẹp tinh xảo cho không gian.
giá: 0 đ
Nguyên liệu | Đồng đỏ thanh khiết loại 1 |
---|---|
Chất liệu bề mặt | Bề mặt được làm màu uy nghiêm và phủ bóng 2K chống oxy hóa |
Kiểu dáng | Dáng bán thân |
Màu sắc | Màu uy nghiêm, cổ kính |
Kích thước | Cao 1M2 |
Trọng lượng | |
Đóng gói | Bọc xốp, đựng hộp quà tặng |
Tượng Bác Hồ Bán Thân Bằng Đồng Đỏ Cao 1M2 đẹp được các nghệ nhân tại làng nghề đồ đồng chế tác hài hòa, cân đối theo dáng bán thân, từ nguyên liệu đồng đỏ thanh khiết loại 1, toàn bộ bề mặt được làm màu sang trọng. Vật phẩm có chiều cao tổng thể 1M2.
Tượng Bác Hồ Bán Thân Bằng Đồng Đỏ Cao 1M2
Chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, và mất vào lúc 9h47' ngày 02/9/1969 tại Hà Nội. Tên lúc nhỏ của Bác là Nguyễn Sinh Cung, tên đi học là Nguyễn Tất Thành, và tên dùng để hoạt động cách mạng là Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy, Anh Ba, Vương Sơn Nhi, Chàng Vương, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Thầu Chín,...
Bác xuất thân trong một gia đình Nho học yêu nước, thuở nhỏ thông minh, hiếu học, và lớn lên tại một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc. Đến tuổi thiếu niên, Bác theo thân phụ vào Huế học tại Trường Tiểu học Đông Ba, Trường Trung học Quốc Học.
Đầu năm 1911, Bác nung nấu ý định ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước. Và tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc tại bến cảng Nhà Rồng đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
=>>> Xem thêm: Tượng Bác Hồ Bằng Đồng Vàng Để Bàn Cao 21Cm
Gương mặt vô cùng hiền hậu của Bác được chạm khắc sắc nét
Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động.
Cuối năm 1917, Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Bác thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách gồm 8 điểm đòi tự do, dân chủ và quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân của các nước thuộc địa.
Tượng Bác được đúc theo dáng bán thân với kích thước lớn
Năm 1921, Bác tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Tại Đại hội lần thứ II (1923), Bác được cử tham gia Chủ tịch đoàn Đại hội.
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là một đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) với tên là Lý Thụy, và công tác trong phái đoàn Brodine.
Toàn bộ bề mặt tượng được làm màu uy nghiêm
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam ta, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó Bác đi Ý, và từ đây về châu Á.
Phần chân đế chạm khắc sắc nét tên, năm sinh và năm mất của Bác
Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm nay là Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc tiến hành chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc).
Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm 1933, Chủ Tịch Hồ Chí Minh được trả tự do.
Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô).
Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.
Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước ở trong thời kỳ mới, tiến hành thành lập Việt Minh, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, và xây dựng các căn cứ địa cách mạng.
Bức tượng giúp mang lại sự uy nghiêm, sang trọng cho không gian làm việc của gia chủ
Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc để tìm sự liên minh quốc tế. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Sau 14 ngày giam, tháng 9 năm 1943, Bác được trả tự do.
Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đây chính tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang)
Ngày 16/08/1945, Bác chủ tọa Hội nghị Quốc dân Toàn quốc. Ngày 25-08-1945, Bác trở về Hà Nội chủ tọa phiên họp của Tổng bộ Việt Minh, thành lập Chính phủ lâm thời.
Ngày 02/09/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt chính quyền phong kiến, và thực dân trên đất nước Việt Nam.
Ngày 19/12/1946, do sự khiêu khích của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi ‘‘Toàn quốc kháng chiến” chống Pháp. Cuộc kháng chiến kéo dài đến năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, Pháp bị buộc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân ra khỏi Việt Nam.
Đầu năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Các năm 1957 - 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa nhằm giúp thắt chặt tình hữu nghị và tổng kết vấn đề của cách mạng thế giới.
Sau khi Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt nam và chiến tranh xảy ra ác liệt ở cả hai miền Bắc - Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập “Hội nghị chính trị đặc biệt” vào ngày 27/03/1969 nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi cho cách mạng.
Vào hồi 9h47′ ngày 02/9/1969, trái tim của Người ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Hiện nay, nhiều gia chủ chọn đúc tượng Bác Hồ bằng đồng để đặt trong không gian sống, không gian làm việc, hay dùng làm quà tặng người thân, thể hiện sự kính yêu, sự tưởng nhớ và biết ơn tới Bác.
- Quý khách có thể đến trực tiếp Tượng đồng Hoàng Gia tại 66 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội hoặc 879 Trường Chinh, Tân Phú, Tp.HCM để chọn sản phẩm và mua hàng
- Thời gian mở cửa hàng: Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
- Giờ nghỉ trưa hoặc tối: Quý khách vui lòng liên hệ hotline 0912 417 168 hoặc 0971 401 879 chúng tôi sẽ mở cửa hàng phục vụ Quý khách
- Quý khách chọn sản phẩm ưng ý và cho vào giỏ hàng sau đó tiến hành đặt hàng theo các bước trên website
- Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin cần thiết như: số điện thoại, địa chỉ nhận hàng
- Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, chúng tôi sẽ gọi lại cho Quý khách để xác nhận đơn hàng